Để thiết bị nhà bếp cao cấp luôn được bền lâu bạn nên quan
tâm đến các sản phẩm một cách đúng mức để dễ dàng tăng tuổi thọ cho các thiết bị
như các sản phẩm như: bếp từ, máy hút mùi, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng, máy rửa
bát, chậu rửa,…
Bên cạnh đó để giữ căn bếp của bạn luôn sạch sẽ, đảm bảo tốt
cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn, cung cấp cho bạn một số kiến
thức giữ độ bền cho các sản phẩm bếp cao cấp. Nhưng thiết bị được hoạt động với
mức cao nhất vẫn là các sản phẩm nhà bếp như bếp từ, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng,…
Sau đây là một số phương pháp có thể bạn quan tâm để thiết bị
nhà bếp cao cấp của bạn được bền lâu hơn và làm căn bếp của bạn sang trọng và đẹp
đẽ hơn.
Bếp từ
Khi sử dụng bếp từ thường thức ăn, dầu mỡ, … có thể làm hư bề
mặt bếp của bạn, nhưng với các dòng bếp từ cao cấp như hãng bếp từ Bosch, hãngbếp từ electrolux, hãng bếp từ Cata … thường được trang bị mặt kính cao cấp được
sản xuất từ Đức nên rất bền và có khả năng chống chịu lực cũng như nhiệt cao, đặc
biệt rất dễ vệ sinh bạn chỉ cần một chiếc khăn lau mềm bằng cotton cùng với nước
ấm đã có thể loại bỏ một số vết bẩn cứng đầu trên mặt bếp của bạn.
Bếp từ sử dụng điện nên bạn phải đảm bảo nguồn điện cung cấp
luôn được đảm bảo ổn định sẽ giúp cho chiếc bếp của bạn hoạt động được bền lâu.
Tủ lạnh
Với các yếu tố như bụi bặm có thể gây ảnh hưởng rất nhiều tới
sự hoạt động và làm giảm tuổi thọ của chiếc tử lạnh của gia đình bạn.
Những vết bẩn do bụi tích tụ ở phần đệm lót của mép cửa của
tủ lạnh có thể làm hư hỏng hoặc xé rách lớp cao su làm cửa tủ không còn được
khít sẽ khiến hơi lạnh bị thoát ra ngoài không đảm bảo chất lượng làm lạnh gây
hỏng đồ ăn và không được vệ sinh.
Khi này bạn có thể bàn chải có cán hoặc một chiếc máy hút bụi
nhỏ để làm sạch bụi bẩn và lông vật nuôi bám vào hệ thống làm mát ở phía sau
lưng tủ lạnh, ngoài ra bạn nên thường xuyên sử dụng khăn ẩm để lau chùi bụi bẩn,
những mẩu thức ăn hay vết thực phẩm tràn ra ở phần mép cửa của tủ lạnh.
Lò vi sóng, lò nướng
Khi sử dụng lò nướng hay lò vi sóng bạn không thể không
tránh khỏi những mấu vụn rơi vãi có thể mắc kẹt trong lò, khiến lò hoạt động
kém hiệu quả. Lúc này hệ thống thông hơi sẽ bị tắc nghẽn và có nhiều bụi bẩn sẽ
làm cho khỏi và mùi thức ăn không được lọc sạch, gây ám mùi trong bếp.
Thức ăn bám lâu trong lò để lâu ngày sẽ tiếp tục bị đốt cháy
thêm nhiều lần mỗi khi bạn hâm lại thức ăn mới gây ảnh hưởng cho thức ăn mới của
bạn.
Cách làm bạn sử dụng khăn ấm để lau chùi thường xuyên phía
bên trong lò cũng như phần đệm lót ở cửa lò.
Làm sạch bộ phận lọc dầu mỡ (nằm ở nắp thông hơi) mỗi tháng
bằng cách tháo rời chúng ra , ngâm vào nước xà phòng, rửa sạch, lau khô và lắp
trở lại như cũ. Nếu bộ lọc được làm bằng than bạn nên thay chúng sau khoảng từ
6 đến 12 tháng sử dụng, bạn thường xuyên vệ sinh thiết bị nhà bếp đúng cách để
tăng tuổi thọ và đảm bảo sức khỏe cho mỗi
thành viên trong gia đình bạn được tốt nhất.